Top posters
Admin (153) | ||||
boy85 (86) | ||||
xatthuden89 (21) | ||||
trung (20) | ||||
nhoc_hU (2) | ||||
truongsonthach (1) | ||||
b0b0_lacky (1) |
Latest topics
» TOP HOT NÈ (HƠI SEX NHƯNG KHÔNG CẤM)by b0b0_lacky Tue Jun 23, 2009 10:09 am
» CÁC CLIP DẠY HỌC GUITA CƠ BẢN
by Admin Wed Jun 17, 2009 3:59 pm
» May Girl Nhảy hiphop hay ghê
by Admin Wed Jun 17, 2009 11:46 am
» Giải cứu thần chết full(link nhanh)
by Admin Tue Jun 16, 2009 5:24 pm
» Superhero Movie 2008 - Hài Mỹ DVDrip(siêu nhân hài )
by boy85 Tue Jun 16, 2009 5:12 pm
» The Happening - Thảm họa xanh
by boy85 Tue Jun 16, 2009 5:11 pm
» 10.000 BC (2008)(hay cực)
by boy85 Tue Jun 16, 2009 5:10 pm
» Jumper 2008
by boy85 Tue Jun 16, 2009 5:09 pm
» Fool's Gold 2008 - file MKV (Eng sub)
by boy85 Tue Jun 16, 2009 5:08 pm
» Evan Almighty 2007
by boy85 Tue Jun 16, 2009 5:05 pm
» Điệp viên 007 The world is not enough (sub Việt)
by boy85 Tue Jun 16, 2009 5:03 pm
» phim dành cho bố mẹ
by boy85 Tue Jun 16, 2009 5:01 pm
» Forrest Gump - m-HDx264(phim hài nội dung đầy ý nghĩa)
by boy85 Tue Jun 16, 2009 4:59 pm
» Gladiator - Võ Sĩ Giác Đấu (2000)
by boy85 Tue Jun 16, 2009 4:58 pm
» Pearl Harbor - Trân Châu Cảng (2001)
by boy85 Tue Jun 16, 2009 4:54 pm
» Untraceable (2008) - Web Tử Thần
by boy85 Tue Jun 16, 2009 4:53 pm
» Một vài bộ phim hài đây
by boy85 Tue Jun 16, 2009 4:50 pm
» HOẠT HÌNH HAY
by boy85 Tue Jun 16, 2009 4:47 pm
» The Host - axxo - 1 CD - included subtitles ( only English sub)
by boy85 Tue Jun 16, 2009 4:45 pm
» Eragon - Chú bé cưỡi rồng (Phụ đề Việt)
by boy85 Tue Jun 16, 2009 4:44 pm
» Lion King - Vua sư tử
by boy85 Tue Jun 16, 2009 4:44 pm
» Knight Rider
by boy85 Tue Jun 16, 2009 4:43 pm
» Army of the Dead - Đạo quân tử thần (thuyết minh tiếng Việt)
by boy85 Tue Jun 16, 2009 4:43 pm
» HÀI LÃNG MẠN (MĨ)
by boy85 Tue Jun 16, 2009 4:41 pm
» Eternal Sunshine of The Spotless Mind [2004] (Film Hài)
by boy85 Tue Jun 16, 2009 4:37 pm
HUYỀN THOẠI TITANIC
Trang 1 trong tổng số 1 trang
HUYỀN THOẠI TITANIC
Tàu Titanic là một tàu vượt đại dương chở khách chạy bằng động cơ hơi nước đã đi vào lịch sử ngành hàng hải vì vụ tai nạn hàng hải kinh hoàng và bất ngờ đã xảy ra với nó cũng như những bí ẩn liên quan. Tên chính thức của nó là RMS Titanic (RMS là viết tắt của Royal Mail Ship). Tàu bắt đầu được đóng vào năm 1909 và được hạ thủy năm 1912. Là con tàu lớn, hiện đại, lộng lẫy và sang trọng nhất lúc đó, Titanic mang theo tham vọng thống trị tuyến đường biển xuyên Đại Tây Dương của công ty sở hữu nó, hãng vận tải biển The White Star Line. Tuy nhiên, trong chuyến vượt Đại Tây Dương đầu tiên và cũng là cuối cùng của nó vào tháng 4 năm 1912, Titanic đã đắm do đâm vào một tảng băng trôi, khiến hơn 1.500 người tử nạn. Vụ đắm tàu này đã đi vào lịch sử như là vụ tai nạn hàng hải nghiêm trọng nhất trong thời bình.
Thảm họa Titanic đã là đề tài cho hàng loạt các cuộc điều tra, kiện tụng, giả thuyết ly kì đồng thời dẫn đến các thay đổi lớn trong quy định an toàn hàng hải quốc tế. Titanic cũng trở thành bối cảnh và đề tài cho rất nhiều tác phẩm văn học, hội họa và điện ảnh.
Những giả thuyết về nguyên nhân thảm họa
Sai lầm khi đóng tàu
Dù chủ đề này hiếm khi được tranh luận, có một số ý kiến về việc liệu Titanic có được chế tạo theo những tiêu chuẩn được coi là đáp ứng đủ những yêu cầu kỹ thuật thời ấy. Những lời đồn đại về những sai lầm trong khi đóng tàu gồm cả những vấn đề với các cửa an toàn và thiếu hay không có các bu lông riêng tại các tấm thân tàu. Một số người nói rằng đây là một nguyên nhân chính dẫn tới đắm tàu và rằng núi băng, cộng với sự thiếu hụt bu lông cùng các đinh vít, cuối cùng đã dẫn tới kết cục thảm họa. Nhiều người tin rằng nếu các vách ngăn nước đảm bảo ngăn kín các khoang với nhau (chúng chỉ cao 10 feet trên mực nước), con tàu đã có thể nổi.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng vỏ tàu Titanic được liên kết bằng đinh tán (rivet), là cách thông thường để liên kết các tấm kim loại với nhau, trong khi các bu lông có thể tháo ra được và vì thế yêu cầu phải được xiết chặt định kỳ trừ khi đai ốc và bu lông được hàn sau khi đã được bắt vít. Kỹ thuật hàn năm 1912 còn ở mức sơ khai, vì thế điều đó đã không diễn ra. Tuy khi các vấn đề về đinh tán của Titanic đã được xác định thông qua những mẫu vỏ tàu còn lại, nhiều chiếc khác cùng thời được áp dụng kỹ thuật tương tự đã không chìm sau các vụ va chạm. Có ý kiến cho rằng các đinh tán của Titanic không được tôi đầy đủ, khiến chúng giòn và dễ gãy khi xảy ra va chạm.
Việc các cửa ngăn đảm bảo kín nước có thể tăng khả năng sống sót của con tàu như Titanic, nhưng chúng cũng không thể đảm bảo khả năng sống sót của một con tàu với nhiều hư hỏng ngầm dưới mặt nước như Titanic sau vụ va chạm như vậy với núi băng: một núi băng lớn. Thậm chí nếu các khoang vẫn hoàn toàn kín nước, trọng lượng nước sẽ vẫn kéo phần mũi tàu chìm xuống tới lúc các điểm không kín nước ở boong trên bị ngập và nước vẫn tràn được vào tàu qua các cửa mạn và tàu vẫn chìm. Cũng cần lưu ý rằng các boong kín nước sẽ ảnh hưởng tới việc đi xuống những khoang bên dưới tàu và lại cần phải có những cửa sập kín nước, tất cả chúng đều phải hoàn toàn kín để có thể ngăn nước không tràn vào những nơi khác trên tàu. Khi vấn đề các boong kín nước có thể làm tăng khả năng sống sót của tàu không vẫn còn là một câu hỏi, nói chung tới tận ngày nay kiểu boong này vẫn bị coi là không có tính thực tiễn đối với tàu thủy thương mại (dù một số tàu quân sự, với nhiều nguy cơ bị ngập hơn khi trúng phải thủy lôi hay các loại mìn khác của đối phương, có được áp dụng kiểu boong này).
Cũng cần lưu ý rằng chiếc Olympic, được chế tạo tương tự từ cùng một xưởng đóng tàu như Titanic, đã nhiều lần xảy ra va chạm trong suốt đời hoạt động của nó, một vụ xảy ra trước khi Titanic chìm; và vỏ chiếc Olympic's đã được sửa đổi để bảo vệ nó khỏi bị ngập khi có một vụ va chạm tương tự như con tàu em xấu số của nó. Không một vụ va chạm nào dẫn tới nguy cơ chìm tàu, cho thấy những chiếc tàu chở khách lớp Olympic được chế tạo đảm bảo yêu cầu và không hề có lỗi kỹ thuật.
Âm mưu phá hoại
Một lớp quan điểm nhỏ khác cho rằng đúng ra không phải Titanic mà chiếc Olympic đã chìm. Những người ủng hộ quan điểm này đưa ra bằng chứng của họ, gồm cả vụ tai nạn Hawke, hầu như đã làm hư hại chiếc Olympic. Động cơ được đưa ra là đánh đắm chiếc Olympic/Titanic để đòi tiền bảo hiểm. Những người này cũng nêu ra thực tế là cả hai chiếc đều được đưa lên ụ khô ở cùng xưởng tàu trong cùng một thời gian (có lẽ để sơn phết lại), và một con tàu với 3000 chiếc chăn trên boong (cho những người sống sót) đã đi trước tới điểm xảy ra va chạm, và những chi phí sửa chữa có lẽ được dành để chỉnh trang cho hai con tàu giống nhau hơn. Lý thuyết này đã bị bác bỏ hoàn toàn khi xác tàu được tìm thấy năm 1985.
Bánh lái của Titanic và khả năng xoay trở
Đài tưởng niệm các thợ máy của Titanic tại Southampton
Dù bánh lái của Titanic không quá nhỏ theo yêu cầu đối với một con tàu ở cỡ của nó, thiết kế bánh lái không được áp dụng kỹ thuật tiên tiến. Theo những nhà nghiên cứu thuộc Hội Lịch sử Titanic: Bánh lái dài và mỏng của [tàu] "Titanic là bản copy của một chiếc tàu thép chạy buồm thế kỷ 19. So với thiết kế bánh lái chiếc Mauretania hay Lusitania của Cunard, bánh lái của Titanic quá nhỏ. Rõ ràng không nhà thiết kế nào chú ý tới những tiến bộ trong kỹ thuật chế tạo bánh lái bản rộng, và không chú ý nhiều tới việc một con tàu dài 882½ feet (269 m) như nó sẽ xoay trở thế nào trong tình huống khẩn cấp, hay để tránh va chạm với một núi băng. Đây chính là Gót chân Achilles của Titanic[14].
Một sai lầm còn nghiêm trọng hơn với Titanic chính là định dạng động cơ ba chân vịt của nó, với hai động cơ hơi nước pittông truyền động cho hai chân vịt bên, và một tuốc bin hơi nước truyền động riêng cho chân vịt giữa. Các động cơ píttông có thể đảo chiều, còn động cơ tuốc bin không đảo chiều được. Khi Sĩ quan hạng nhất Murdoch ra lệnh đảo chiều động cơ để tránh núi băng, ông đã không lưu ý rằng việc này có thể gây ảnh hưởng tới khả năng quay của con tàu. Bởi vì động cơ giữa không thể đảo chiều khi tàu thực hiện "lùi hết tốc độ", đơn giản nó chỉ ngừng quay. Hơn nữa, chân vịt giữa được đặt phía trước bánh lái tàu, càng làm giảm hiệu quả quay của bánh lái.
Nếu Murdoch cho đảo chiều động cơ bên trái, và giảm tốc độ trong khi vẫn giữ chuyển động bình thường của hai chân vịt kia (như đã được đề nghị trong quy trình huấn luyện với kiểu tàu này), các chuyên gia đưa ra giả thuyết rằng Titanic có thể đã đi vòng quanh được núi băng và tránh được vụ va chạm. Tuy nhiên, với khoảng cách gần giữa con tàu với núi băng ở thời điểm phòng chỉ huy không hề được thông báo về vấn đề này, có lẽ nó cũng khó xảy ra.
Thêm nữa, các chuyên gia Titanic đưa ra giả thuyết nếu Titanic không đổi hướng chuyển động và lao thẳng về phía núi băng thì vụ va chạm chỉ ảnh hưởng tới khoang thứ nhất, hay nhiều nhất là hai khoang của tàu. Chiếc tàu chở khách Arizona của Guion cũng đã có vụ va chạm đối đầu với một núi băng năm 1879, và dù bị hư hại nặng nề nhưng vẫn cố về được St John's, Newfoundland để sửa chữa. Tuy nhiên, một số người cho rằng Titanic có lẽ không thể sống sót sau vụ va chạm như vậy bởi tốc độ của nó cao hơn và vỏ cũng lớn hơn chiếc Arizona và vì thế lực của cú đâm sẽ làm tổn hại tới tình trạng toàn vẹn kết cấu của nó.
Thảm họa Titanic đã là đề tài cho hàng loạt các cuộc điều tra, kiện tụng, giả thuyết ly kì đồng thời dẫn đến các thay đổi lớn trong quy định an toàn hàng hải quốc tế. Titanic cũng trở thành bối cảnh và đề tài cho rất nhiều tác phẩm văn học, hội họa và điện ảnh.
Những giả thuyết về nguyên nhân thảm họa
Sai lầm khi đóng tàu
Dù chủ đề này hiếm khi được tranh luận, có một số ý kiến về việc liệu Titanic có được chế tạo theo những tiêu chuẩn được coi là đáp ứng đủ những yêu cầu kỹ thuật thời ấy. Những lời đồn đại về những sai lầm trong khi đóng tàu gồm cả những vấn đề với các cửa an toàn và thiếu hay không có các bu lông riêng tại các tấm thân tàu. Một số người nói rằng đây là một nguyên nhân chính dẫn tới đắm tàu và rằng núi băng, cộng với sự thiếu hụt bu lông cùng các đinh vít, cuối cùng đã dẫn tới kết cục thảm họa. Nhiều người tin rằng nếu các vách ngăn nước đảm bảo ngăn kín các khoang với nhau (chúng chỉ cao 10 feet trên mực nước), con tàu đã có thể nổi.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng vỏ tàu Titanic được liên kết bằng đinh tán (rivet), là cách thông thường để liên kết các tấm kim loại với nhau, trong khi các bu lông có thể tháo ra được và vì thế yêu cầu phải được xiết chặt định kỳ trừ khi đai ốc và bu lông được hàn sau khi đã được bắt vít. Kỹ thuật hàn năm 1912 còn ở mức sơ khai, vì thế điều đó đã không diễn ra. Tuy khi các vấn đề về đinh tán của Titanic đã được xác định thông qua những mẫu vỏ tàu còn lại, nhiều chiếc khác cùng thời được áp dụng kỹ thuật tương tự đã không chìm sau các vụ va chạm. Có ý kiến cho rằng các đinh tán của Titanic không được tôi đầy đủ, khiến chúng giòn và dễ gãy khi xảy ra va chạm.
Việc các cửa ngăn đảm bảo kín nước có thể tăng khả năng sống sót của con tàu như Titanic, nhưng chúng cũng không thể đảm bảo khả năng sống sót của một con tàu với nhiều hư hỏng ngầm dưới mặt nước như Titanic sau vụ va chạm như vậy với núi băng: một núi băng lớn. Thậm chí nếu các khoang vẫn hoàn toàn kín nước, trọng lượng nước sẽ vẫn kéo phần mũi tàu chìm xuống tới lúc các điểm không kín nước ở boong trên bị ngập và nước vẫn tràn được vào tàu qua các cửa mạn và tàu vẫn chìm. Cũng cần lưu ý rằng các boong kín nước sẽ ảnh hưởng tới việc đi xuống những khoang bên dưới tàu và lại cần phải có những cửa sập kín nước, tất cả chúng đều phải hoàn toàn kín để có thể ngăn nước không tràn vào những nơi khác trên tàu. Khi vấn đề các boong kín nước có thể làm tăng khả năng sống sót của tàu không vẫn còn là một câu hỏi, nói chung tới tận ngày nay kiểu boong này vẫn bị coi là không có tính thực tiễn đối với tàu thủy thương mại (dù một số tàu quân sự, với nhiều nguy cơ bị ngập hơn khi trúng phải thủy lôi hay các loại mìn khác của đối phương, có được áp dụng kiểu boong này).
Cũng cần lưu ý rằng chiếc Olympic, được chế tạo tương tự từ cùng một xưởng đóng tàu như Titanic, đã nhiều lần xảy ra va chạm trong suốt đời hoạt động của nó, một vụ xảy ra trước khi Titanic chìm; và vỏ chiếc Olympic's đã được sửa đổi để bảo vệ nó khỏi bị ngập khi có một vụ va chạm tương tự như con tàu em xấu số của nó. Không một vụ va chạm nào dẫn tới nguy cơ chìm tàu, cho thấy những chiếc tàu chở khách lớp Olympic được chế tạo đảm bảo yêu cầu và không hề có lỗi kỹ thuật.
Âm mưu phá hoại
Một lớp quan điểm nhỏ khác cho rằng đúng ra không phải Titanic mà chiếc Olympic đã chìm. Những người ủng hộ quan điểm này đưa ra bằng chứng của họ, gồm cả vụ tai nạn Hawke, hầu như đã làm hư hại chiếc Olympic. Động cơ được đưa ra là đánh đắm chiếc Olympic/Titanic để đòi tiền bảo hiểm. Những người này cũng nêu ra thực tế là cả hai chiếc đều được đưa lên ụ khô ở cùng xưởng tàu trong cùng một thời gian (có lẽ để sơn phết lại), và một con tàu với 3000 chiếc chăn trên boong (cho những người sống sót) đã đi trước tới điểm xảy ra va chạm, và những chi phí sửa chữa có lẽ được dành để chỉnh trang cho hai con tàu giống nhau hơn. Lý thuyết này đã bị bác bỏ hoàn toàn khi xác tàu được tìm thấy năm 1985.
Bánh lái của Titanic và khả năng xoay trở
Đài tưởng niệm các thợ máy của Titanic tại Southampton
Dù bánh lái của Titanic không quá nhỏ theo yêu cầu đối với một con tàu ở cỡ của nó, thiết kế bánh lái không được áp dụng kỹ thuật tiên tiến. Theo những nhà nghiên cứu thuộc Hội Lịch sử Titanic: Bánh lái dài và mỏng của [tàu] "Titanic là bản copy của một chiếc tàu thép chạy buồm thế kỷ 19. So với thiết kế bánh lái chiếc Mauretania hay Lusitania của Cunard, bánh lái của Titanic quá nhỏ. Rõ ràng không nhà thiết kế nào chú ý tới những tiến bộ trong kỹ thuật chế tạo bánh lái bản rộng, và không chú ý nhiều tới việc một con tàu dài 882½ feet (269 m) như nó sẽ xoay trở thế nào trong tình huống khẩn cấp, hay để tránh va chạm với một núi băng. Đây chính là Gót chân Achilles của Titanic[14].
Một sai lầm còn nghiêm trọng hơn với Titanic chính là định dạng động cơ ba chân vịt của nó, với hai động cơ hơi nước pittông truyền động cho hai chân vịt bên, và một tuốc bin hơi nước truyền động riêng cho chân vịt giữa. Các động cơ píttông có thể đảo chiều, còn động cơ tuốc bin không đảo chiều được. Khi Sĩ quan hạng nhất Murdoch ra lệnh đảo chiều động cơ để tránh núi băng, ông đã không lưu ý rằng việc này có thể gây ảnh hưởng tới khả năng quay của con tàu. Bởi vì động cơ giữa không thể đảo chiều khi tàu thực hiện "lùi hết tốc độ", đơn giản nó chỉ ngừng quay. Hơn nữa, chân vịt giữa được đặt phía trước bánh lái tàu, càng làm giảm hiệu quả quay của bánh lái.
Nếu Murdoch cho đảo chiều động cơ bên trái, và giảm tốc độ trong khi vẫn giữ chuyển động bình thường của hai chân vịt kia (như đã được đề nghị trong quy trình huấn luyện với kiểu tàu này), các chuyên gia đưa ra giả thuyết rằng Titanic có thể đã đi vòng quanh được núi băng và tránh được vụ va chạm. Tuy nhiên, với khoảng cách gần giữa con tàu với núi băng ở thời điểm phòng chỉ huy không hề được thông báo về vấn đề này, có lẽ nó cũng khó xảy ra.
Thêm nữa, các chuyên gia Titanic đưa ra giả thuyết nếu Titanic không đổi hướng chuyển động và lao thẳng về phía núi băng thì vụ va chạm chỉ ảnh hưởng tới khoang thứ nhất, hay nhiều nhất là hai khoang của tàu. Chiếc tàu chở khách Arizona của Guion cũng đã có vụ va chạm đối đầu với một núi băng năm 1879, và dù bị hư hại nặng nề nhưng vẫn cố về được St John's, Newfoundland để sửa chữa. Tuy nhiên, một số người cho rằng Titanic có lẽ không thể sống sót sau vụ va chạm như vậy bởi tốc độ của nó cao hơn và vỏ cũng lớn hơn chiếc Arizona và vì thế lực của cú đâm sẽ làm tổn hại tới tình trạng toàn vẹn kết cấu của nó.
boy85- Tổng số bài gửi : 86
Join date : 03/06/2009
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết